Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Gửi các bạn cùng chiêm nghiệm cho vui

Chào các bạn. Mình xin gửi các bạn bản tóm tắt của Kinh Hiền Nhân để các bạn tham khảo, chiêm nghiệm cho vui.

Các quan tâm đến đạo Phật có thể tham khảo cuốn: Bước đầu học Phật do HT Thích Thanh Từ biên soạn theo đường link dưới đây. Đây là cuốn sách mình tin là sẽ rất bổ ích.

http://www.buddhismtoday.com/viet/batdau/buocdauhocPhat.htm

“Ở đời có thịnh ắt có suy, có hội họp ắt có ly tán, lành dữ vô thường, họa phúc tự mình chuốc lấy. Kết bạn mà không bền chắc thì không nên thân. Thân mà không có chừng mực, thân lâu sẽ sanh khinh lờn. Ví như múc nước giếng, múc sâu thì nổi cặn. Gần người hiền được thêm trí huệ, ở với kẻ dốt càng thêm ngu si. Thấy nhau thường thì hay khinh lờn, xa nhau quá thì thành thờ ơ.Do đó, giao tiếp qua lại với người lành nên có chừng mực, thân mà có cung kính thì thân lâu càng có hậu. Giao thiệp với kẻ bất lương, họ ăn ở không thực thà, lời ngon tiếng ngọt chẳng qua là để lợi dụng mình, dù cho có kết hợp, cũng không tin”.

“Bạn có bốn thứ: Một là kết bạn như hoa, hai là kết bạn như cân, ba là kết bạn như núi, bốn là kết bạn như đất. O

Sao gọi là kết bạn như hoa? Khi bông hoa còn tươi tốt thì giắt trên đầu, khô héo rồi bỏ đi. Bạn loại này cũng thế; hễ thấy giàu sang thì xu phụ theo, thấy nghèo nàn lại làm lơ.

Sao gọi là kết bạn như cân? Khi để vật nặng thì đầu gục xuống, vật nhẹ thì đầu vổng lên, có qua lại thì cung kính nhau, không qua lại thì khi dễ xa nhau.

Sao gọi là kết bạn như núi? Hòn núi vàng loài chim thú tụ về, lông cánh được chói màu vàng rực. Kết bạn cũng thế khi sang thì sang với nhau, khi vui đồng vui.

Sao gọi là kết bạn như đất? Tất cả mọi vật đều dựa đất mà sinh. Làm bạn để nuôi dưỡng ủng hộ, ân hậu không quên. “

“Người có trí có bốn việc không nên tin: Một là bạn tà ngụy; hai là bề tôi nịnh siểm; ba là vợ yêu nghiệt; bốn là con bất hiếu. Ấy là bốn cái không tin theo. Vì thế, kinh dạy: Bạn tà hại người, tôi nịnh hại triều, vợ yêu nghiệt phá nhà và con bất hiếu hại cả cha mẹ”.

“có mười sự chứng tỏ đó là người trí: một là biết kẻ hiền, người ngu; hai là biết kẻ sang, người hèn; ba là biết kẻ giàu, người nghèo; bốn là biết việc nào khó việc nào dễ; năm là biết việc nào đáng bỏ, việc nào nên làm; sáu là biết nhiệm vụ của mình; bảy là vào nước nào biết được phong tục nước ấy; tám là biết được chỗ trở về; chín là học rộng hiểu nhiều; mười là biết được túc mạng. Mười việc đó chứng tỏ người có trí. Kinh dạy: “Khi tai nạn gấp rút mới biết được lòng bạn, có đánh nhau mới biết kẻ yếu người mạnh, có luận nghị mới biếtđược người trí người ngu, lúc cơm thua gạo kém mới biết người có lòng nhân.”

“có tám điều kiện để được an ổn: một là được của cha mẹ để lại; hai là có nghề nghiệp bảo đảm lấy sự sống của mình; ba là học thức cao; bốn là có bạn hiền; năm là có người vợ trinh lương; sáu là được người con hiếu thảo; bảy là tôi tớ được hòa thuận; tám là lìa xa việc ác”

có tám cái thích: một là cùng làm việc với người hiền; hai là được học với bậc thánh nhân, ba là tánh thể nhân từ và ôn hòa; bốn là sự nghiệp mỗi ngày mỗi hưng thịnh; năm là diệt được tánh giận dữ; sáu là biết phòng ngừa tai nạn; bảy là biết nương gần đạo pháp; tám là bạn bè không dối gạt nhau”.

có mười trường hợp khó có thể khuyên can: Một là tham lam che mất lương tri; hai là tham đắm sắc đẹp; ba là ưa danh vọng địa vị; bốn là kẻ ngang tàn bạo ngược; năm là kẻ nhút nhát; sáu là kẻ khờ khạo lừ đừ; bảy là kẻ kiêu ngạo buông lung; tám là người ưa đấu tranh; chín là người chấp tập tục si mê; mười là kẻ tiểu nhân”.

“có mười trường hợp mà mình không nên nói với người: Một là kẻ ngạo mạn; hai là kẻ ngu độn; ba là kẻ hay lo sợ; bốn là kẻ ham vui chơi; năm là kẻ hay e lệ; sáu là kẻ câm ngọng; bảy là kẻ cừu hận; tám là kẻ đói lạnh; chín là kẻ mắc nhiều việc; mười là người đang tham thiền tịnh lự”

“có năm tính tốt này thì được người cung kính:

Một là nhu hòa nhẫn nhục; hai là cung kính và có tín tâm; ba là mau mắn và ít nói; bốn là lời nói đi đôi với việc làm; năm là đối với bạn càng lâu càng thân hậu. Trong kinh có câu: “Nếu biết thương lấy mình thì phải dè dặt giữ mình”.

“Có mười kẻ mà mình không nên mời về nhà: Một là thầy ác; hai là bạn tà; ba là kẻ hay khinh bỉ bậc thánh; bốn là kẻ hay nói tráo trở; năm là kẻ dâm ô; sáu là người thèm rượu; bảy là kẻ có tánh xấu; tám là người không biết ân nghĩa; chín là đàn bà con gái mất nết; mười là kẻ tỳ thiếp ưa trang sức”

“Có tám điều kiện để được an vui: Một là vâng thờ kính thuận các sư trưởng; hai là đem sự hiếu thuận dạy cho dân; ba là khiêm nhường kẻ trên người dưới; bốn là phải tập tánh nhân đức ôn hòa; năm là đến cứu người trong cơn nguy cấp; sáu là phải quên mình nghĩ đến người; bảy là phải thu thuế, lấy lãi ít và phải biết tiết kiệm; tám là bỏ hận thù xưa”.

“có mười hai điều luôn phải nghĩ tới không bao giờ lãng quên: Một là khi gà gáy sáng đã nghĩ tới tội lỗi mà lo việc phúc đức để đền bù lại; hai là nhớ việc hầu hạ tôn thân; ba là gặp việc gì phải suy nghĩ dự bị trước; bốn là phải lo nghĩ lánh xa sự nguy hại; năm là phải nghĩ trước mới nói sau để khỏi phải lạc lầm; sáu là phải đến những kẻ lạc lầm mà đem lời trung chính dạy bảo nhắc nhở họ; bảy là nghĩ đến những kẻ nghèo khổ để thương xót cấp hộ; tám là phải lo làm việc bố thí nếu mình có của; chín là phải nghĩ đến sự ăn uống cho có chừng mực; mười là phải nhớ giữ sự công bình khi phân xử hoặc phân chia; mười một là phải nhớ đem ân đức ban rải dân gian; mười hai là phải thường nghĩ đến sự huấn luyện nếu mình là quân sĩ hay vua quan”.

mười lăm tội nặng: Một là sát sanh; hai là trộm cắp; ba là quen thói dâm ô; bốn là dối trá; năm là nịnh hót; sáu là chuốt ngót; bảy là dèm pha; tám là khinh bậc hiền sĩ; chín là tham sự ô trược; mười là buông lung; mười một là say sưa; mười hai là ganh ghét kẻ hiền; mười ba là hủy báng đạo đức; mười bốn là sát hại thánh nhân; mười lăm là không kể tội lỗi.”

“có mười cái hổ thẹn: Một là làm vua không hiểu chánh trị; hai là tôi thần mà vô lễ; ba là thọ ân không lo báo đáp; bốn là có tội lỗi không chịu chừa bỏ; năm là một vợ hai chồng hay một chồng hai vợ; sáu là chưa cưới mà có thai; bảy là tập hợp không thành; tám là có binh khí mà không thể chiến đấu; chín là kẻ bỏn sẻn không bố thí; mười là tôi tớ mà chủ không sai khiến được”.

có mười hai điều khó: Một là làm việc với người ngu; hai là yếu đuối không chống lại được với sức mạnh; ba là thù nhau mà ở chung một nhà; bốn là học ít mà đứng ra nghị luận; năm là nghèo hèn mà trả được nợ; sáu là ra trận không có tướng sĩ; bảy là thờ vua trọn đời; tám là học đạo mà mất tín tâm; chín là làm ác mà muốn quả báo đẹp; mười là sinh ra đời được gặp Phật; mười một là được nghe chánh pháp của Phật; mười hai là làm theo được chánh pháp ấy mà thành tựu”.

người có trí huệ, đại khái biết bốn mươi lăm việc: 1. Là sửa sang nhà cửa. 2. Là gây không khí hòa hợp trong gia đình. 3. Là giao thân với chính họ. 4. Là tin ở bạn bè. 5. Là theo học với bậc minh sư. 6. Là làm việc gì quyết cho thành tựu. 7. Là tài trí cao rộng.8. Là mọi hành vi đều hướng về việc lành. 9. Là giàu sang thì lo làm việc ân đức. 10. Là tạo tác và sửa sang đều phải thận trọng.11. Là có của phải mở mang sự nghiệp. 12. Là không giao của cải cho con cái nếu chúng còn quá nhỏ. 13. Là kết bạn với người hiền. 14. Là không quá tin những ai vừa mới quen biết. 15. Là tiền của ở chỗ huyện quan phải đem về đừng để lâu. 16. Là mua bán đổi chác phải thật thà, không lường gạt. 17. Là dời ở nơi nào phải đến xem trước. 18. Là đến đâu phải biết đó giàu hay nghèo, quý hay tiện. 19. Là phải giao thiệp thân cận với người lành. 20. Là phải nương tựa vào một thế lực. 21. Là đừng tranh hơn kém với kẻ cường bạo. 22. Là xưa giàu mà nay suy thì có thể mong phục hưng cơ nghiệp. 23. Là nếu bần khổ thì đừng có cao vọng to tát. 24. Là có của quý không keo với người. 25. Là việc bí mật đừng nói cho vợ nghe. 26. Là làm vua phải kính người hiền đức. 27. Là phải ăn ở có hậu, nhất là bậc trung chính. 28. Nếu là thanh liêm, có thể dùng trị nước, hay có thể đứng ra trị nước. 29. Là gặp việc phải lo lập công. 30. Là trong công cuộc giáo hóa, lấy sự hiếu thuận làm căn bản. 31. Là phép của ông thầy là quý sự ôn hòa, như thế học trò đủ cung kính. 32. Là thầy có nhiều học trò, phải dạy chúng làm việc trung nghĩa. 33. Là làm thuốc phải hiệu nghiệm, nghề còn vụng chớ đem ra thi thố. 34. Là đau ốm phải nghe lời thầy thuốc. 35. Là ăn uống phải giữ cho có độ lượng. 36. Là có của ngon vật lạ chia sẻ cho nhau, đừng tiếc. 37. Là cho ai, hoặc cho ai mượn gì, phải tự tay mình trao cho họ. 38. Là làm chứng cớ cho người chính. 39. Là đừng vu oan cho kẻ vô tội. 40. Là khuyên can sự oán giận và làm cho sự thuận thảo trở về giữa hai người. 41. Là nhẫn nại và xa lánh việc ác. 42. Là đừng phân biệt giàu nghèo mà ở với người. 43. Là lấy sự thuận hòa làm quý. 44. Là theo đạo phải giữ giới. 45. Là lấy sự trong sạch làm quý hơn tất cả”

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Đề nghị thảo luận về việc đăng thông tin tài chính của lớp

Chào các bạn.
Bạn Hưng có ý kiến về việc đăng nội dung thông tin tài chính của lớp trên blog. Đề nghị các bạn vào trang "Tài chính của lớp" xem phần nhận xét của bạn Hưng để cùng thảo luận về vấn đề này.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

"VIỆC LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI"

     Tớ được nghe kinh phật miễn phí nên nghĩ rằng mình cũng phải làm việc gì đó cho có chút công bằng. Mời các bạn xem và suy ngẫm về đề tài "VIỆC LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI" do thầy Thích Quảng Hiếu - chùa Pháp Vân - Hoàng Mai - Hà Nội giảng.  (Hãy click vào đường link bên dưới nhé)
Clip1
Clip2
Clip3
Clip4
Clip5
Clip6
Clip7
    
Nếu bạn nào cần đĩa CD tôi sẽ đáp ứng (2 đĩa).
Bạn cũng có thể tới chùa Pháp Vân tại đây: http://chuaphapvan.com.vn/
Và nhiều clip khác:

Chúc các bạn vui vẻ, cũng có thể thư giãn với giáo sư Cù Trọng Xoay và anh Trần Xoáy:


Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Thông báo đã có tổng hợp về hoạt động quỹ nhóm của lớp trước 1/5/2011

   Do điều kiện bạn Thành bận công tác và việc ghi chép (con trai) không gon gàng, nhiều sổ sách giấy tờ còn tìm không ra nên việc tổng hợp thông tin có phần trậm trễ. Đề nghị các bạn vào trang "Tài chính của lớp" để ghi nhận các hoạt động của lớp khi chưa có điều kiện hội họp, thống nhất quy chế, điều lệ. Vì điều kiện thông tin chưa đầy đủ và chưa có quy chế nên có thể còn nhiều thiếu sót trong quá trình hoạt động, rất mong các bạn thông cảm. Mọi hoạt động chỉ nhằm động viên, khích lệ, liên kết, gắn bó mọi người. Cảm ơn bạn Thành trong thời gian qua đã nhiệt tình, cố gắng "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" giúp  đỡ mọi người, đôi khi mất thời gian, công sức, xăng xe... nhưng vẫn có thể nhận lại lời chê trách, nếu không có lòng nhiệt tình và cái tâm với mọi người thì có lẽ chẳng ai dại gì mà giơ đầu chịu báng. Nếu có điều gì thì cũng mong bạn Thành "Hỷ-Xả" rồi mọi người cũng sẽ nhận ra những việc bạn đã làm.

Buông bỏ để sống vui vẻ hơn

Mình xin gửi tặng bài viết dưới đây tới Thành và tất cả những ai còn đang bề bộn với công việc và những lo toan trong cuộc sống. Mong các bạn có thể buông bỏ bớt những lo âu, muộn phiền để sống lạc quan và vui vẻ hơn. Mình chúc các bạn lúc nào cũng có "nụ cười Di Lặc" trên môi.
(Mình tự ý cắt bớt một số đoạn trong bản gốc của tác giả để các bạn thấy dễ đọc hơn).

Đức Di Lặc là hình ảnh đẹp đẽ vui tươi mà ai cũng thích. Gương mặt Ngài lúc nào cũng nở nụ cười hoan hỷ gọi là nụ cười Di Lặc. Nụ cười Di Lặc không bị thời gian chi phối, lúc nào Ngài cũng cười; thưở bé cũng thấy Ngài cười, đến già cũng thấy Ngài cười, sắp tắt thở cũng thấy Ngài cười. Đó là nụ cười Di Lặc.

1 - Niềm vui xuất phát từ tâm TÙY HỶ.

Tùy là theo, hỷ là vui mừng. Tùy hỷ là vui mừng theo. Khi thấy bạn hay người thân làm điều lành hay việc tốt chúng ta phát tâm vui theo, đó là tùy hỷ. Người làm lành vui bao nhiêu chúng ta vui bấy nhiêu. Người phát được niềm vui đó công đức bằng công đức người làm việc lành.

Thí dụ ông A đem mười đồng đến chùa cúng, chúng ta nghèo không có tiền cúng, thấy ông A cúng chùa ông vui sướng, chúng ta vui theo thì công đức của ông A cúng mười đồng với công đức tùy hỷ của chúng ta bằng nhau. Mới nghe qua thấy như bất công vô lý, chúng ta không cúng một xu nào tại sao công đức bằng ông A cúng mười đồng được? Nhưng Phật nói công đức hai người bằng nhau.

Có người hỏi:

- Bạch đức Thế Tôn, tại sao công đức tùy hỷ và công đức bố thí bằng nhau?

Phật trả lời bằng một thí dụ: Cây đuốc thứ nhất đang cháy, có một người cầm cây đuốc thứ hai đến mồi. Khi mồi xong, cây đuốc thứ nhất cháy, cây đuốc thứ hai cũng cháy, ánh sáng hai cây đuốc đó không hơn kém nhau. Cây đuốc bị mồi, ánh sáng cũng không giảm bớt. Cũng vậy, người làm việc lành, chính họ đã có công đức và người phát tâm tùy hỷ công đức cũng ngang bằng với người làm lành đó. Tu nhẹ nhàng quá, không đợi chúng ta có nhiều tiền mới làm được việc công đức. Chỉ thấy ai làm lành chúng ta tùy hỷ tán thán là có công đức rồi.

Tại sao tùy hỷ có công đức lớn như vậy? Người có công có của đem ra giúp người là họ xả được tâm tham lam ích kỷ. Còn người phát tâm tùy hỷ thì xả được tâm tật đố, vì thông thường người thế gian thấy ai hơn mình là sanh tâm đố kỵ. Thí dụ hai huynh đệ đi chùa, ông A có mười đồng cúng chùa, mình không có thì buồn rồi nói móc nói ngoéo, chớ không có tâm tùy hỷ vui theo.

Thấy người làm được mình làm không được sanh đố kỵ là tật xấu. Bây giờ chúng ta phát tâm tùy hỷ là dẹp được tật đố xấu xa nơi mình rồi. Người bố thí xả được tâm tham lam ích kỷ, người tùy hỷ xả được tâm tật đố thì công đức hai người bằng nhau.

Ở thế gian, chúng ta thường thấy, thậm chí anh em ruột trong nhà, em làm ăn thất bại nghèo thiếu thấy anh làm ăn phát đạt được giàu sang thì có mặc cảm đố kỵ với anh. Do đó tình anh em phai nhạt xa cách. Tại vì sao? Vì cái tâm tật đố không muốn ai hơn mình, thấy người hơn mình là sanh tâm đố kỵ. Đó là bệnh chung của con người. Thế nên chúng ta học đạo phải tập phát tâm tùy hỷ. Không phải đợi mình làm việc công đức mới vui, mà thấy ai làm được việc tốt đẹp, sống hạnh phúc, chúng ta đều phát tâm vui mừng theo.

Một thí dụ nữa: Chúng ta nghèo ăn cơm hẩm với muối hột, bạn chúng ta giàu ăn cơm gạo lúa thơm với thịt cá đầy bàn. Thấy như vậy chúng ta tùy hỷ nói: “Anh sung sướng quá, tôi mừng cho anh được đầy đủ sung túc”. Thấy chúng ta tùy hỷ, người bạn giàu đó có ghét chúng ta không? – Không ghét mà thương, có thể còn giúp đỡ chúng ta nữa. Nhưng ở đời người ta có chịu làm như vậy không? Hay mình ăn cơm hẩm với muối hột, bạn mình ăn cơm gạo lúa thơm với thịt cá đầy bàn, thì mình không vui, rồi kiếm chuyện nói xa nói gần, khiến cho tình bạn phai nhạt, dần dần xa cách? Mình đố kỵ người ta, người ta thương mình sao được! Từ đó mà sanh ra ngăn cách, bạn trở thành thù do đố kỵ mà ra. Từ hoàn cảnh ăn ở, cách xử sự, cho đến làm việc thiện v.v... tất cả chúng ta đều tập phát tâm tùy hỷ. Người làm được việc mà chúng ta không đủ khả năng làm, chúng ta nên vui mừng theo.

Một thí dụ khác: Hồi bé đi học ở trường, khi thầy giáo kêu trả bài, hôm nào mình không thuộc bài bị điểm nhỏ, bạn mình thuộc bài được điểm lớn thì mình đố kỵ ghét bạn. Bạn siêng học, học giỏi được điểm lớn, mình luời biếng học dở thua bạn, tại sao mình lại ganh ghét đố kỵ? Hoặc cuối năm học những bạn học giỏi được khen thưởng những món quà xứng đáng, còn mình học dở, khi thấy bạn lãnh quà, mình vui lây hay ganh ghét rồi kiếm chuyện để thách đố? Cái tâm đố kỵ có từ thưở bé, chớ không phải bây giờ mới có, chúng ta mang sẵn nó từ thơ ấu. Giờ đây biết tu, chúng ta phải bỏ tâm tật đố, vì nó tương đương với tham lam; tham lam có thì tật đố cũng có.

Người biết làm phước họ xả được lòng tham, người biết tùy hỷ bỏ được tâm tật đố. Như vậy mỗi người bỏ được một tật cho nên đức Phật nói: “Công đức ngang nhau”. Về sau, huynh đệ đi chùa, họ có tiền của cúng Phật, cúng Tăng, mình không có cũng vui theo, mừng cho bạn có tiền của cúng chùa, được như vậy thì cả hai đều được công đức như nhau. Đừng mặc cảm mình nghèo không có tiền của cúng chùa không cùng đi chung. Nghĩ như vậy là trái đạo lý. Học hiểu ứng dụng đúng với lời Phật dạy, chúng ta mới thấy Phật pháp công bằng, không thiên người giàu, không bỏ người nghèo. Ai cũng có phước hết chỉ cần có tâm lành là được.

Tóm lại trong gia đình, anh em ai được giàu sang, ai được khá giả, ai được hạnh phúc, chúng ta đều vui mừng như chính chúng ta được. Ngoài xã hội từ bạn bè cho đến người láng giềng, ai được phú quý, ai có danh vị, chúng ta vui mừng như chính chúng ta được. Trong đạo huynh đệ ai có cái gì hay, cái gì tốt, chúng ta vui mừng như chính chúng ta được thì không còn khổ, lúc nào cũng có niềm vui; vui theo cái vui của người! Chúng ta không bị tật đố làm cho cách biệt, làm mất tình anh em ruột thịt trong nhà, làm mất tình bạn bè ngoài xã hội và làm mất tình đạo bạn ở trong chùa.

Được như vậy, đi đến đâu chúng ta cũng có niềm vui, dù tay không, không giúp ai được việc gì. Trái lại chúng ta nghèo mặc áo rách, thấy người ta mặc áo lành thì đố kỵ xụ mặt xuống, như vậy làm gì có vui! Đi đâu cũng buồn vì thấy người hơn mình, buồn tràn trề, ở đời làm sao mình bằng tất cả mọi người được! Bây giờ chúng ta biết tùy hỷ, thấy ai có cái gì hơn, chúng ta đều vui theo, mừng cho họ.

Tâm niệm của người Phật tử phải là tâm niệm làm cho mọi người hết khổ. Phật là vị cứu khổ chúng sanh, chúng ta là Phật tử, tức con Phật, phải có quan niệm làm cho chúng sanh hết khổ; nếu chưa hết khổ, ít ra cũng bớt khổ. Thấy mọi người bớt khổ về cái ăn, cái mặc, hoặc bớt khổ về cái gì là chúng ta vui mừng. Nếu chúng ta đố kỵ thì không phải con Phật. Vì vậy muốn được niềm vui đầu tiên, nguời Phật tử phải phát tâm tủy hỷ, ai có điều hay, cái tốt đều vui theo chớ không đố kỵ. Đó là cái vui thứ nhất của người mới vào đạo.

2 - Cái vui thứ hai sâu hơn, tế nhị hơn là “HỶ-XẢ”. Hỷ là mừng, xả là buông bỏ. Hỷ xả có hai mặt :

- Hỷ xả tài vật bên ngoài.

- Hỷ xả phiền não cố chấp trong lòng.

Nếu chúng ta có tài vật dư dã, nên vui vẻ xả, giúp cho những người bần cùng đói rách. Của cải do mồ hôi nước mắt mình tạo, mình cảm thấy đủ hay dư thì vui xả cho những người nghèo thiếu hay những người ít oi hơn. Đó là hỷ xả tài vật bên ngoài. Tuy vậy cũng hơi khó làm, vì có nhiều người, kẻ khác thấy họ dư mà bản thân họ lại thấy thiếu; có một đồng muốn hai đồng, có hai đồng muốn mười đồng, có mười đồng muốn ba mươi đồng, muốn cho đến ngày tắt thở mà vẫn thấy chưa đủ.

Như vậy làm sao xả được? Cho nên muốn hỷ xả chúng ta phải học Phật; Phật dạy ít muốn, biết đủ. Chúng ta biết đủ thì mới xả được, không biết đủ thì không thể nào xả được. Người không biết đủ giống như cái túi không đáy, bỏ vào bao nhiêu tuột hết bấy nhiêu, bỏ bao nhiêu cũng không đầy, do cái bệnh không biết đủ, như vậy làm sao mà xả?

Thí dụ: mỗi ngày buổi trưa chúng ta ăn ba chén cơm là đủ no, dù có đồ ăn ngon, chúng ta cũng ăn ba chén, phần dư thì giúp cho người, hoặc cho vật. Dù đấy là phần dư của mình, nhưng cũng là một lối xả. Chớ nên ăn ba chén vừa no, thấy đồ ăn ngon, ăn thêm nữa, như vậy là phí phạm, vì lượng thức ăn chừng đó là đủ, ăn thêm là dư.

Đó là nói về cái ăn, còn bao nhiêu cái khác, chẳng hạn như cái mặc, chúng ta có ba bộ đồ đủ để mặc, thêm bộ thứ tư là dư rồi, nhưng có bộ thứ tư thấy chưa đủ, mua thêm bộ thứ năm cũng thấy chưa đủ nữa. Như vậy chừng nào mới đủ để xả? Không biết đủ thì không bao giờ xả được. Muốn xả phải biết đủ, biết đủ mới xả được, của dư đem giúp người không một chút luyến tiếc. Đó là tâm hỷ xả, vui vẻ giúp người chớ không bị bắt buộc.

Hỷ xả tài vật tuy khó nhưng dễ hơn hỷ xả cố chấp phiền muộn ở tâm. Khi có người làm phiền mình, thì gương mặt buồn hoặc nhăn nhó. Muốn hết phiền phải tập xả; xả này là tha thứ, là bỏ qua. Phiền ở đây là phiền não và sân hận, hai thứ đó chất chứa trong lòng, mình phải buông xả nó đi. Người nào ôm lòng phiền hận thì đau khổ, đau khổ từ hiện tại cho đến mai kia, chớ không phải đau khổ trong hiện tại mà thôi. Vì vậy, khi biết mình đang ôm lòng phiền hận người này kẻ khác, thì phải vui vẻ bỏ, nghĩa là bao nhiêu cái phiền muộn đang chứa chấp trong lòng phải hỷ xả hết.

Muốn xả của cải chúng ta phải biết đủ. Bây giờ muốn xả phiền hận, phải làm sao? Xả bằng cách nào?- Muốn xả phiền hận trong lòng, chúng ta phải thấy cuộc đời là vô thường, cái chết đang kề cận, ôm phiền hận làm gì? Do nghĩ cái chết sắp đến nên chúng ta buông xả được phiền hận. Phiền hận chỉ làm khổ mình, khổ người, không lợi cho ai cả. Quán xét như vậy chúng ta buông hết, không buồn giận ai, lo tu cho tâm an ổn.

Tiến hơn nữa, chúng ta thấy cuộc đời như ảo mộng, ngày nay có mặt đây, ngày mai đã mất rồi. Sống trong tạm bợ mong manh; mình tạm bợ, người tạm bợ; tại sao không thương nhau nâng đỡ nhau? Nếu chúng ta biết mình là người bị kêu án tử hình và những người xung quanh cũng bị kêu án tử hình, thì đâu có buồn giận nhau. Trong cuộc sống hằng ngày khi lẫn lộn chung chạ nhau, có dẫm lên nhau, hay có làm phiền toái nhau cũng bỏ qua. Phải nghĩ đến cái chết, chớ để tâm hồn buồn giận! Nghĩ đến cái chết, chúng ta mới thấy cuộc đời là tạm bợ, sống không có cái gì bảo đảm, vậy buồn giận nhau để làm gì? Hãy buông xả hết những gì chứa chấp trong lòng. Có ai ở đời mãi đâu mà giận với hờn!

Chúng ta học Phật nhiều năm, vậy có tập được hạnh buông xả chưa? Đi chùa cúng Phật có còn giận hờn bạn bè anh em không? Nếu ai còn phiền giận, thì ngay bây giờ hãy nguyện đức Phật chứng minh xả hết, cho lòng trống rỗng không còn vướng bận việc gì. Dù có buồn giận ai từ mười năm hay hai ba mươi năm, ngày nay dứt khoát phải xả. Phiền hận là rắn độc, dại gì chúng ta chứa rắn độc trong nhà. Nếu chứa rắn độc trong nhà thì sớm muộn gì cũng bị nó cắn. Thế nên khi biết phiền não là rắn độc thì phải xả ngay, đuổi ra khỏi nhà, không dung chứa nó.

Biết như vậy là tu đó. Phiền hận thì không vui, hết phiền hận, tâm hồn rỗng rang trống trải thì rất vui vẻ. Muốn được vui vẻ, chúng ta phải tập hỷ xả những vật bên ngoài, hỷ xả những phiền hận trong lòng. Trong ngoài đều hỷ xả hết mới có cái vui chân thật.

Sở dĩ đức Phật Di Lặc cười hoài vì Ngài hỷ xả, còn chúng ta buồn hoài vì chúng ta cố chấp phiền hận. Cố chấp phiền hận là nguyên nhân của đau khổ, của bệnh tật, rất xấu xa đê hèn, dứt khoát phải xả bỏ. Mọi người ai cũng muốn mình là người vui tươi, ai cũng muốn mình là người sung sướng, nhưng tại sao lại chứa cái nhân đau khổ? Có phải tự mình mâu thuẫn với mình không? Khi nào giận ai, buồn ai là biết mình đang hại mình, làm cho mình xấu xa, làm cho mình đau khổ, làm cho mình bệnh hoạn.

Biết như vậy thì ngày mùng tám tháng giêng có cần đi cúng sao không? Cúng sao là để cầu năm nay mình khỏi tai nạn, được vui sướng. Bây giờ xả hết, không buồn ai, không giận ai thì năm nay an ổn vui sướng rồi, dù có gặp sao La-hầu, Kế-đô cũng an vui như ngày xuân, nên không cần cúng sao! Mình không giận ai thì ai thù mình? Không thù người thì ai hại mình? Đó là cái nhân làm cho an ổn thực tế. Còn cúng sao là cái cầu mong huyễn hoặc trên trời, không phải việc làm thiết thực cụ thể.

Hỷ xả là cái đức rất cần thiết và quý báu cho cuộc sống hiện tại của chúng ta. Muốn được vui, muốn được tươi đẹp, sống lâu chúng ta phải tu hạnh hỷ xả. Người không chịu hỷ xả là người sẽ chết yểu, bệnh hoạn, xấu xa. Vậy ngày đầu năm, quí vị hãy tu hạnh hỷ xả cho trọn năm được vui như đức Di Lặc. Đó là cái vui thứ hai.

Thiền sư Phật Nhãn hiệu Thanh Viễn đời Tống ở Trung Hoa có một bài thơ nói về xuân như sau:

Xuân nhật xuân sơn lý

Xuân sự tân giai xuân

Xuân quang chiếu xuân thủy

Xuân khí kết xuân vân

Xuân khách xuân tình động

Xuân thi xuân cánh tân

Duy hữu thức xuân nhân

Vạn kiếp nguyên nhất xuân

Tạm dịch:

Ngày xuân xuân trong núi

Việc xuân thảy đều xuân

Hồ xuân ánh xuân chiếu

Khí xuân kết mây xuân

Khách xuân lòng xuân động

Thi xuân xuân càng tươi

Chỉ có người biết xuân

Muôn kiếp một mùa xuân

Tại sao toàn bài thơ câu nào cũng là xuân hết vậy?

Ngày xuân, xuân trong núi: Ngày xuân trong núi giống hệt như xuân hôm nay. Tức là ngày vui, vui ở trong núi.

Việc xuân thảy đều xuân: Nếu lòng mình nhẹ nhàng thêng thang, không buồn giận, hờn phiền, không dấy niệm phân chia thì cái gì cũng là xuân, thấy ai cũng đẹp đẽ dễ thương. Sở dĩ chúng ta không vui được là vì thấy cái này xấu, cái kia tốt; thấy người này dễ thương, người kia dễ ghét...Thấy người dễ ghét thì hết xuân, mặt xụ xuống làm sao vui được. Còn thấy ai cũng dễ thương thì gặp ai mình cũng nở nụ cười, không phải xuân là gì? Trên mặt mình lúc nào cũng là mùa xuân, cho nên thấy cái gì cũng xuân. Tất cả đều là xuân.

Hồ xuân ánh xuân chiếu: Hồ nước mùa xuân ánh nắng mặt trời soi sáng dưới mặt hồ cũng xuân, cái gì cũng đẹp hết.

Khí xuân kết mây xuân: Mây loáng thoáng lưa thưa ở chung quanh núi, mái nhà, vườn cây là những mây nhạt gọi là xuân khí. Xuân khí đó kết thành những cụm mây, những cụm mây đó cũng là mây xuân. Như vậy nhìn người, nhìn mây, nhìn nước, nhìn vật cũng là xuân; tất cả đếu là xuân. Tại sao vậy? Tại vì trong lòng vui tươi như mùa xuân nên thấy người cảnh đều xuân. Nếu trong lòng buồn bã như đêm ba mươi thì thấy cái gì cũng buồn bã tối đen. Sở dĩ thấy cảnh vật ở ngoài đẹp là do trong lòng mình đẹp.

Khách xuân lòng xuân động: Như người khách trong mùa xuân, thấy cảnh đều vui theo, tức lòng động theo mùa xuân.

Thi xuân xuân càng tươi: Mùa xuân đã tươi rồi, thi nhân còn tô điểm làm cho nó tươi đẹp thêm.

Chỉ có người biết xuân, muôn kiếp một mùa xuân: Cảnh xuân, khách xuân, tình xuân v.v... là cái bên ngoài. Chỉ có người biết được xuân, mới vui xuân muôn kiếp. Mùa xuân đó là mùa xuân Di Lặc, cười hoài muôn kiếp, không bao giờ có vẻ mày sầu mặt héo. Đó là mùa xuân tươi đẹp, đầy cả bầu trời, tràn trề cả nhân thế.

Quí vị có muốn hưởng mùa xuân này không? Nếu muốn thì phải tu từ cạn tới sâu.

Cạn nhất là từ bỏ tật đố để phát tâm tùy hỷ vui theo tất cả việc tốt, việc lành của mọi người. Kế đó là xả từ vật chất của cải đến những bực bội cố chấp trong lòng được cái vui hỷ xả. Rồi tới học hiểu giáo lý một cách đúng đắn, có niềm vui chân thật là cái vui pháp lạc. Kế nữa là tu hành tiến tới an ổn được cái vui thiền định. Cuối cùng là dứt sạch mọi vọng niệm được an vui, tự tại, chỉ một tâm thênh thang trong suốt, thì nhìn đời bằng một mùa xuân không đổi thay, bất diệt.

Xuân như thế mới là xuân Di Lặc, mới là xuân muôn đời muôn kiếp. Nếu mùa xuân chỉ có ba tháng hoặc chỉ có ba ngày Tết, thì xuân đó quá hữu hạn; ngày này gượng cười, ngày mai gặp nhau quạu quọ, tức tối thì không có xuân. Phải cởi bỏ những chướng ngại trong lòng thì mùa xuân muôn kiếp mới xuất hiện.

Mong rằng mùa xuân muôn kiếp sẽ đến với quí vị.

HT. Thích Thanh Từ

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Nói thật đi..Bạn vừa làm gì?

Tìn hình là tớ làm topic này để thi thoảng vào post những cái vớ vẩn thường ngày.Coi như để lại sau này đọc lại mà tủm tỉm cười thôi..:)

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

Video Clip buổi họp lớp 1/5/2011


Buôn chuyện

Trước hôm họp lớp, tớ đến nhà Phái vay tiền, bạn Hương - bà xã ông Phái - bảo: "Bạn Linh xem thế nào hôm họp lớp xếp cho bạn Phái một chỗ ngồi cạnh bạn Hiền", bạn Hương mà tâm lý thế thì tớ nhất trí ngay, ông Phái thì sướng quá cứ ngồi cười tủm. Hôm họp lớp bạn Hiền (Trần) lại đến muộn, tớ thì cứ mặc định là Trần Hiền, không biết bạn Hương nhà Phái thì nói Hiền nào vì lớp mình có 2 Hiền, mình cũng quên không hỏi lại, thế là nhiệm vụ của mình không hoàn thành. Đến giờ giải lao ông Thành lại nhảy vào cướp ghế làm tôi pó tay, xin lỗi nhà bạn Phái nhé.
Cũng chưa thấy ông bạn Trai làng Tó đính chính xem hôm đó giới thiệu là Trai làng Tó hay Giai làng Tó, hay Giai gì đó mà để các bạn nữ vẫn chưa hết bàng hoàng.
Các bạn có địa chỉ email mà tôi đã biết thì có thể vào post bài riêng theo chủ đề của bạn cho các bạn buôn dưa lê, bán dưa góp.

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Một số hình ảnh của buổi họp lớp 2011/05/01































Các hình ảnh trên do bạn Trần Việt Dũng cung cấp. Cảm ơn bạn Dũng, mời các bạn tham gia bình loạn.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Mỗi ngày một chia sẻ

     Tôi thấy lớp mình vẫn như ngày xưa, vẫn rất trầm, vẫn rụt rè, nhút nhát và có phần tự ty. Tôi nghĩ đây là một thiệt thòi của chúng ta, chúng ta không được thể hiện mình, sống hết mình, và sống thực như chính mình. Hình như vẫn có điều gì đó bó buộc mọi người, phải chăng do chúng ta xuất thân từ một vùng quê nghèo khó, chúng ta phải suy nghĩ đến cơm áo gạo tiền từ quá sớm, có lẽ đó cũng chỉ đúng một phần, phần cơ bản vẫn là hệ thống quan niệm của mọi người xung quanh, của những thế hệ đi trước ảnh hưởng, áp đặt lên chúng ta. Và một điều tệ hại hơn nữa là các bạn không chịu nói, không chịu chia sẻ, tất cả sẽ rơi vào im lặng, quên lãng. Tôi sẵn sàng nói ra điều suy nghĩ của mình, và có thể tôi sẽ nghĩ như bạn nếu bạn có lý lẽ hơn tôi.
     Tôi rất cảm ơn bạn Huyền đã chia sẻ với tôi một quan niệm, một cách nhìn về cuộc sống rất thú vị và bạn Huyền cũng rất muốn chia sẻ với các bạn. Vì file dữ liệu dưới dạng trình chiếu của trình PowerPoint nên các bạn vui lòng Download tại đường dẫn dưới đây để có thể xem được:

http://www.4shared.com/document/CemfqKE7/Chuyen_Xe_Cuoc_Doi.html
http://www.4shared.com/document/G8EunzIk/Nhung_Ngot_Ngao_Cua_Cuoc_Doi.html

Nếu các bạn không tải được thì có thể cho tôi địa chỉ Email, tôi sẽ gửi trực tiếp cho bạn qua thư.
Và đây các bạn hãy xem clip này xem có lý không.

Tôi có mời bạn Huyền ghé thăm album ảnh gia đình tôi trên Google, bạn Huyền có nói rằng tôi tranh thủ quảng cáo con gái, quả đúng như vậy đấy, về chuyện truyền thông, quảng cáo thì bạn Thành không thể chạy đua với tôi được rồi, hơn nữa lại còn đòi đặt cọc cơ đấy, cao giá quá, hí...hí...Nhưng các bạn có con trai chớ vội mừng, tôi, bạn Thành, bạn Hưng, Phương, Phái, Tuấn, ... và nhiều bạn khác nữa đấy sẽ ngồi lại với nhau thành nhóm riêng, tránh để tình trạng phá giá gây thiệt hại chung, nhiều người hãi rồi đây. Nếu bạn nào có thời gian hãy gửi email cho tôi, tôi sẽ mời bạn thăm góc quảng cáo nhà tôi.
Chào các bạn.
 

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Những điểm nhấn của buổi họp lớp

1. Bất ngờ và vui mừng chào đón thêm hai vị khách mời, thầy Luận và thầy Doanh.
2. Bạn nhiệt tình nhất và xa nhất về dự họp lớp đại diện cho khu vực phía nam là bạn Nguyễn Thị Thu Hiền đến từ Đà Lạt, Lâm Đồng.
3. Bạn làm mọi người bất ngờ nhất có lẽ là bạn Trần Việt Dũng từ Hàn Quốc trở về trước đó ít hôm để tham gia họp lớp và hát tặng các bạn một bài hát rất hay (tôi không nhớ tên bài hát là gì, đề nghị bạn Dũng bổ xung)
4. Còn một bạn nữa không phải khách mời, không phải khách quen, cũng không phải khách lạ thấy các bạn họp lớp vui quá vào họp cho vui, bạn này có đứng lên phát biểu và tự giới thiệu là xe ôm (bốn bánh) của bạn Hoa, vâng bạn Hưng (vì cùng cầm tinh con ngựa) ông bạn rể của lớp, ông xã của bạn Hoa, tôi thì tôi cho rằng ông bạn này đã tham gia vào hội của lớp vì không thấy nói không nhất trí nhưng chưa thấy nộp quỹ lớp, đề nghị bạn Hoa nhắc nhở, truy thu.
5. Bạn hào phóng nhất là bạn Trần Trọng Phái, không biết có phải tiêu tiền chùa hay không mà chém tay ra gió, cũng không phải thế đâu, ông bạn này loanh quoanh lắm, tớ truy đuổi miết không chạy được đành hào phóng thế thôi, phần này công lớn thuộc về tôi đấy nhé.
6. Các bạn gái cũng có một tin hot là bạn Thu Hà (Bồ Đề) miễn phí 100% kinh phí làm đẹp tại hệ thống Spa của bạn ấy, nói nhỏ là một năm chỉ tới một lần thôi chứ một tháng đôi lần thì người ta phá sản mất.
7. Một điều hơi buồn là đội quay phim chụp ảnh gặp sự cố nên không có nhiều tư liệu ảnh về buổi họp mặt.
8. Còn một điều nữa là ban điều hành quên mất không xin các bạn biểu quyết về ban liên lạc, có lẽ ban liên lạc vẫn phải để treo đến lần họp lớp sau.


Và còn nhiều điều nữa đề nghị các bạn bổ xung.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

Một số hình ảnh của buổi họp lớp 2011/05/01

Bạn Thành chú ý nghe giảng đi, làm việc riêng nhiều quá
Có nhắc nhở vẫn hơn, đã chú ý lắng nghe rồi
Các bạn nữ hơi thiệt thòi rồi, sao không ông nào nghĩ ra là mình nên cầm máy nhỉ
Vui đấy chứ, mỗi cái hơi nắng nên có thể hơi nhăn
Lần hai cho chắc, tớ nhắc mọi người nhớ nhe răng, có vẻ cũng hiệu quả
Ba nàng này chông vẫn được đấy chứ
Ôi sao tôi cười vất vả quá
Bắt được ông Thành rồi
Chợ chiều
Những bức ảnh trên do bạn Huyền cung cấp. Rất tiếc lúc chụp ảnh cuối buổi họp nhiều bạn đã phải về trước vì có việc bận.

Tài chính của lớp

     Xin chào các bạn.
     Rất vui mừng thông báo với các bạn rằng lớp chúng ta còn khoảng 2,5 chỉ vàng để làm vốn. Xin chân thành cảm ơn các bạn đã tham gia đóng quỹ và đặc biệt là các bạn đã tham gia tài trợ cho buổi gặp mặt vừa qua trong đó người hào phóng Number One là bạn Trần Trọng Phái. Xin chúc bạn Phái xớm (nhanh không vàng lại lên giá) bán hết vạn gạch ế và góp thêm cho quỹ tròn 3 chỉ (để đếm cho dễ). Đề nghị các bạn xem trang "Tài chính của lớp" và cho ý kiến.

Danh sách các bạn tham gia họp lớp 2011/05/01

TT
Họ và tên
Điện thoại
Quê quán
1
Nguyễn Thị Thu Hằng
01666239373
Đồng Du
2
Trần Thị Kim Thuý
0987088867
Hưng Công
3
Trần Ngọc Đăng
01688482579
Hưng Công
4
Trần Thị Thu Hà
0902112776
Bồ Đề
5
Trần Minh Tâm
0945698733
Bồ Đề
6
Nguyễn Quang Hưng
0982358378
Bồ Đề
7
Đào Ngọc Tiến
0912188438
Bồ Đề
8
Nguyễn Thị Thu Huyền
0982024287
Ngọc Lũ
9
Bùi Thị Hoa
0948889099
Ngọc Lũ
10
Trần Trọng Phái
0904360678
Ngọc Lũ
11
Trần Duy Phương
0973217330
Ngọc Lũ
12
Trần Đức Toàn
01678583547
Ngọc Lũ
13
Đỗ Hải Anh
03503602107
Mỹ Thuận
14
Phạm Ngọc Hưng
0917761935
Mỹ Thuận
15
Trịnh Thị Thơm
0988090259
An Nội
16
Nguyễn Thị Thu Hiền
0978434625
An Nội
17
Phan Ngọc Linh
01657731667
An Nội
18
Trần Thị Thu Hà
0976931334
An Nội
19
Trần Nhật Linh
0988779223
Vũ Bản
20
Trần Thị Thu Hiền
0915920339
Vũ Bản
21
Trần Thị Khuy
0984351258
Vũ Bản
22
Nguyễn Thị XuânPhương
0985841905
Vũ Bản
23
Nguyễn Bùi Tôi
01665340147
Vũ Bản
24
Trần Việt Dũng
0904801779
Vũ Bản
25
Phạm Văn Nhung
0978358168
Vũ Bản
26
Trần Thế Ngọc
0989093858
Vũ Bản
27
Nguyễn Minh Tuấn
0946555202
Vũ Bản
28
Trần Viết Thành
0983726229
Vũ Bản


Những bạn sau mặc dù rất mong muốn nhưng chưa có điều kiện tham gia chia vui cùng cả lớp


TT
Họ và tên
Điện thoại
Quê quán
1
Trần Thị Bích Thuỷ
01657931301
An Ninh
2
Trần Thị Mai Hương
0987345207
Hưng Công
3
Trần Thị Dung
0945573178
Ngọc Lũ
4
Trần Thị Phương
01663528723
Ngọc Lũ
5
Trần Thúy Lâm
0
Ngọc Lũ
6
Trần Thị Minh
0988135774
Ngọc Lũ
7
Phạm Thanh Tùng
0989709566
An Nội
8
Hoàng Thu Việt
0902131057
Vũ Bản
9
Trần Thị Thuý
0
Vũ Bản
10
Trần Thị Luyến
01678708562
Vũ Bản
11
Lê Thị Lành
0972986081
Vũ Bản
12
Trần Hữu Quảng
0983010930
Vũ Bản
13
Trần Văn Minh
0
Vũ Bản
14
Trần Thanh Huỳnh
0974236999
Vũ Bản
15
Trần Duy Dũng
0982556369
Vũ Bản